Quản lý tài chính không làm hạn chế tự do mà ngược lại nó cho phép bạn có thể tạo ra sự tự do cho tài chính. Nhưng quản lý tài chính như thế nào để tạo ra tự do thì hiện chưa có trường lớp nào dạy những kỹ năng quan trọng này. Cần rất nhiều thời gian cho việc học và thực hành để hiểu rõ về tài chính, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu quản lý tài chính hiệu quả với những kỹ năng dưới đây:

Nhung-Ky-Nang-Quan-Ly-Tai-Chinh-Hieu-Qua

1. Không chi tiêu vượt thu nhập

Đây được xem là quy tắc cơ bản của quản lý tài chính cá nhân – luôn phải tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được, bất kể bạn kiếm được bao nhiêu. Bạn cần xác định số tiền cần phải chi tiêu và chi tiêu cho những khoản mục nào và là bao nhiêu? 

Nếu bạn kiếm được X đồng/tháng, sử dụng Y đồng/tháng, nhưng Y lại lớn hơn X bạn sẽ bị mắc kẹt với những khoản nợ. Nếu bạn tiêu chính xác con số bạn thu được, bạn sẽ không thể chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp hay những thay đổi quan trọng trong cuộc đời. Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện, chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được là quy tắc đầu tiên bạn phải tuân theo nếu muốn tiết kiệm, chuẩn bị cho tương lai và đối phó với những cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi.

=> Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn, bạn càng dễ xoay xở với khoản dành dụm của mình.

Một số lời khuyên giúp bạn chi tiêu hiệu quả hơn:

  • Đừng mua những thứ mà ta muốn mua, hãy mua thứ ta cần.
  • Nếu thuê được thì thuê, nếu mua được thì nên mua đứt.
  • Hãy nghĩ tới trách nhiệm với gia đình khi chi tiêu.

Khong-Chi-Tieu-Vuot-Thu-Nhap

2. Kiểm soát chi tiêu bằng các công cụ

Hầu hết chúng ta đều biết chính xác số tiền được đổ vào tài khoản của mình hàng tháng, nhưng lại quên mất số tiền “chảy ra” là bao nhiêu. Liệu bạn có biết mình đã chi bao nhiêu tiền vào việc ăn uống, hóa đơn tiền nhà, tiền điện thoại… hàng tháng? Hãy kiểm soát những khoản chi tiêu dù nhỏ nhặt nhất mỗi ngày (thậm chí là tiền gửi xe) và nỗ lực tiết kiệm.Việc này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc rà soát lại danh sách và quyết định xem bạn có thể cắt giảm chi phí ở khoản nào, đồng thời đặt ra hạn mức chi tiêu cụ thể.

Trước đây, hình thức truyền thống thì mọi người thường sử dụng để quản lý tài chính là ghi chép vào 1 cuốn sổ nhỏ để có thể kiểm soát các khoản chi tiêu hàng ngày của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ hiện nay, bên cạnh phương pháp quản lý “thủ công”, bạn có thể sử dụng các công cụ, phần mềm quản lý tài chính cá nhân để việc quản lý mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kiem-Soat-Chi-Tieu-Bang-Cac-Cong-Cu

3. Phân chia ngân sách phù hợp lối sống

Ở đây không phải là chế độ kiêng cữ hà khắc mà giống như việc bạn thực hiện 1 chế độ ăn kiêng. Đây giống như 1 lối sống “lành mạnh” chứ không phải giải pháp tức thời. Thiết lập ngân sách vững chắc từ tháng này qua tháng kia sẽ giúp bạn không có cảm giác bị tước đoạt. 

Hãy chia tiền của bạn thành từng phần:

  • 50% cho các yếu tố cần thiết: Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống (đây là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay kế hoạch gì trong tương lai). Nếu con số đó lớn hơn 50% hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…
  • 20% cho mục tiêu tài chính: Dành 20% thu nhập cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Lưu ý: danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân. 
  • 30% thu nhập dành cho chi tiêu cá nhân: Đây được xem là danh mục cuối cùng và là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo.

Phan-Chia-Ngan-Sach-Phu-Hop-Loi-Song

4. Học cách lựa chọn chi tiêu ưu tiên

Để tránh thói quen “vung tay quá trán” trong chi tiêu. Bạn nên học cách lựa chọn những ưu tiên của mình. Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất với bạn lúc này. Bằng cách đó, bạn sẽ kiểm soát và quản lý tài chính một cách dễ dàng và thông minh hơn.

Mua sắm là cách để giải tỏa căng thẳng khá tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn không kiềm chế tốt cảm xúc của mình, việc vung tay quá trán sẽ xảy ra và thậm chí khiến bạn hối hận. Những người chi tiêu thông minh sẽ chỉ mua sắm dựa trên các kế hoạch cụ thể và cần thiết. 

Thiết lập những thói quen tốt sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc. Bạn không cần phải có một nguồn thu nhập cao mới có thể áp dụng phương pháp này, ai cũng có thể áp dụng chúng tương ứng với mức lương của họ nhận được.

Chi tiêu hợp lý cần một kế hoạch chi tiết, khoa học và được thực hiện nghiêm túc. Nếu nhận thấy mình vẫn chưa chi tiêu hợp lý, hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay để có một nguồn tài chính vững mạnh về sau bạn nhé!