Quản lý năng suất làm việc của nhân viên là vấn đề nhức nhối mà mỗi đơn vị quản lý cần phải làm. Phần mềm quản lý tiến độ công việc đem lại cho doanh nghiệp công cụ hiệu quả, giúp quản lý tối ưu công việc của đội ngũ công – nhân viên, đem lại năng suất làm cao nhất. Vậy những phân hệ phần mềm quản lý công việc hiệu quả đang được sử dụng phổ biến hiện nay là những phần mềm nào? Hãy theo dõi bài viết để biết thêm nhé!
1. Những tính năng của phần mềm quản lý tiến độ công việc
- Tính năng lập kế hoạch công việc, giao việc và điều phối công việc
Phần mềm quản lý công việc hiện đại sẽ giúp cho người quản lý lên kế hoạch công việc, giao việc cho nhân viên và điều phối công việc nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Song song đó, nhân viên sẽ tiếp nhận công việc của mình thông qua email thông báo hoặc hệ thống notification có sẵn trên phần mềm rất tiện lợi.
- Tính năng quản lý
Quản lý là tính năng thiết yếu tiếp theo mà hệ thống phần mềm mang lại. Mọi công việc từ các phòng ban, cá nhân từng nhân viên đều được tập trung thành danh sách trong một module đồng nhất và hoàn toàn trực tuyến. Dù ở bất cứ đâu, chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối internet là có thể thực hiện các thao tác phân chia, quản lý công việc trong nội bộ của mình.
-
Tính năng báo cáo, đo lường
Từ nhiều giao diện, phần mềm giúp quản lý khoa học các hình thức báo cáo từ tổng quan, chi tiết tiến độ, trạng thái từng công việc… trong doanh nghiệp trên nhiều giao diện khác nhau.
Từ những báo cáo nhà quản lý có thể lấy làm cơ sở để thực hiện cân bằng điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân sự để lên các kế hoạch bồi dưỡng và phân bổ nguồn lực giải quyết công việc tốt nhất.
- Tính năng tương tác
Bất cứ công việc nào cũng đều cần có sự tương tác, giao tiếp giữa quản lý và nhân viên với nhau để hoàn thành công việc tốt nhất. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu được sự giao tiếp giữa các nhân viên trong cùng một dự án để đảm bảo tính liên kết các luồng thông tin với nhau. Vì vậy tính năng tương tác là không thể thiếu, nhân viên hoặc quản lý có thể dễ dàng liên hệ tương tác qua lại dựa vào bình luận, nhận xét hoặc phản hồi ngay trong nội dung dự án.
2. Top 5 phần mềm quản lý tiến độ công việc chất lượng
a. Phần mềm quản lý tiến độ công việc Halozend CRM
Halozend đem đến cho doanh nghiệp phân hệ phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhờ vào các tính năng được lập trình trên nền tảng công nghệ hiện đại nhất. Phần mềm được tích hợp trong phân hệ CRM sẽ giúp doanh nghiệp quản lý thông minh qua các tính năng như:
- Quản lý nhân sự: Danh sách nhân viên được sắp xếp logic theo các phòng ban, đội nhóm và được phân chia quyền riêng biệt phù hợp với chức năng của mình.
- Quản lý công việc: Công việc sẽ được thiết lập trên thông tin chi tiết dễ nắm bắt nhất, bao gồm tên công việc, thời gian thực hiện, hạn hoàn thàn, nội dung chi tiết công việc, thảo luận đánh giá công việc…
- Quản lý danh sách công việc: Quản lý danh sách các công việc theo từng trạng thái đang thực hiện, đã tiếp nhận, hoàn thành… quản lý danh sách các công việc cần tiếp nhận, công việc sắp đến hạn.
- Quản lý công việc trong dự án cụ thể: Khi làm việc với một dự án nhà quản lý cần nắm được những thông tin đầy đủ nhất của dự án để theo dõi được tiến độ, chính vì thế chức năng quản lý công việc theo dự án sẽ xác định được nội dung công việc cần làm của mỗi nhân viên, hay của toàn nhân viên dự án, đánh giá, theo dõi, thảo luận công việc kịp thời.
b. Phần mềm quản lý tiến độ công việc Trello
Trello là phân hệ phần mềm không còn quá xa lạ trong giới kinh doanh, phân hệ phần mềm này cũng được tích hợp các tính năng tương đối hoàn chỉnh, đem đến cho người dùng trải nghiệm tối ưu nhất. Những chức năng mà Trello mang lại trong phần mềm quản lý công việc gồm:
- Là phần mềm nước ngoài được thiết kế theo mô hình kanban
- Giao diện độc đáo nhưng thân thiện như một tờ giấy stick note dán lên màn hình chính vì thế người dùng tương đối dễ sử dụng.
- Công việc được quản lý hiệu quả theo từng trạng thái, từng giai đoạn giúp user trao đổi, tương tác hoặc đính kèm các tài liệu cần thiết nhanh chóng.
c. Phần mềm quản lý công việc Vtranet
Phần mềm Vtranet đem đến cho doanh nghiệp phân hệ sử dụng với đầy đủ các tính năng hỗ trợ việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc áp dụng phần mềm sẽ giúp thời gian quản lý được tối giản, tiết kiệm thời gian hơn, tra cứu và thống kê dễ dàng, tối ưu hơn ở mọi thời điểm.
Những tính năng hữu ích mà phân hệ phần mềm Vtranet mang lại gồm:
- Hoạt động trên nền tảng web internet chính vì vậy người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
- Giao diện phần mềm được thiết lập đơn giản dễ dàng sử dụng cho mọi doanh nghiệp
- Cung cấp các tính năng đầy đủ cho phép người dùng quản lý, tạo lập công việc hiệu quả.
- Công việc được lên lịch và lưu lại toàn bộ quá trình thực hiện.
- Thông kê chi tiết hiệu suất làm việc.
d. Phần mềm quản lý công việc Base Wework
Phần mềm quản lý tiến độ công việc hiệu quả của Base wework được ra mắt tại Việt Nam, phần mềm đem đến các tính năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp như: cộng tác, lập kế hoạch, báo cáo…
Một số tính năng nổi bật nhất trên Wework gồm:
- Cho phép quản lý công việc trên nhiều giao diện gồm: Quản lý Kanban, Quản lý theo gantt chart, Quản lý theo dạng bảng, Quản lý theo dạng danh sách.
- Đa dạng các loại hình báo cáo gồm: Báo cáo theo dự án, theo phòng ban, theo workload của từng nhân sự.
e. Phần mềm quản lý công việc Asana
Phân hệ phần mềm quản lý công việc hiệu quả cuối cùng trong bài viết ngày hôm nay là phần mềm Asana đến từ một đơn vị cung cấp nước ngoài. Asana mạnh mẽ bới các tính năng tổ chúc công việc và kết nối đội nhóm hiệu quả.
Một số ưu điểm của phần mềm Asana gồm có:
- Giao diện khá đẹp mắt, sắp xếp khoa học và đầy đủ thông tin.
- Tạo mới công việc dễ dàng, công việc được phân chia theo tầm quan trọng và độ ưu tiên.
- Chuyên môn hóa các giải pháp quản lý công việc cho từng bộ phận như Marketing, Sales, Khối vận hành và khối sản phẩm.
Kết lại, để tìm được phần mềm quản lý tiến độ công việc phù hợp cho doanh nghiệp mình, nhà quản trị cần phải xem xét lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm uy tín. Hơn thế nữa, trước khi chính thức đưa vào sử dụng, cần phải trải nghiệm qua các phiên bản dùng thử để tìm hiểu chức năng, quy trình vận hành cũng như chế độ hỗ trợ, support từ đơn vị đối tác.