SaaS-La-Gi-The-Nao-La-Phan-Mem-Phat-Trien-Tren-Nen-Tan-SaaS-1-1.

Mới chỉ bắt đầu phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng SaaS (Software as a Service – phần mềm dịch vụ) đã được các doanh nghiệp có quy mô thế giới ưa chuộng. Theo một khảo sát gần đây từ BetterCloud, đến năm 2020, 73% doanh nghiệp trên thế giới sẽ chuyển sang dùng SaaS. Điều này cho thấy SaaS gần như chiếm vị trí áp đảo trên thị trường công nghệ phần mềm. Vậy SaaS là gì? Thế nào là phần mềm quản lý trên nền tảng SaaS? Cùng EPAL tìm câu trả lời nhé!

1. SaaS là gì?

SaaS-La-Gi-The-Nao-La-Phan-Mem-Phat-Trien-Tren-Nen-Tan-SaaS-1.

 

SaaS là viết tắt của Software as a Service – Phần mềm dạng một Dịch vụ. SaaS là một mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, phần mềm này hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người dùng truy cập từ xa thông qua Internet (có thể độc lập hoặc qua 1 bên thứ 3). Khách hàng không phải trả tiền để sở hữu nó nhưng phải trả tiền để sử dụng nó. Nói đơn giản, nhà cung cấp phần mềm quản lý không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. 

2. Mô hình SaaS

SaaS-La-Gi-The-Nao-La-Phan-Mem-Phat-Trien-Tren-Nen-Tan-SaaS-22

Hầu hết các mô hình SaaS hiện nay đều tập trung và bán các dịch vụ phần mềm ở hai dạng:

  • Freemium:Cho phép bạn dùng miễn phí các tính năng cơ bản để có được nhiều khách hàng, sau đó thu phí ở các tính năng nâng cao.
  • Premium: Bán theo gói dựa trên tính năng.

Ở hai trường hợp, bạn đều có quyền lựa chọn ngừng đăng ký dịch vụ SaaS bất cứ lúc nào, và chi phí cũng ngừng ngay tại thời điểm đó. 

3. Thế nào là phần mềm quản lý phát triển trên nền tảng SaaS?

SaaS-La-Gi-The-Nao-La-Phan-Mem-Phat-Trien-Tren-Nen-Tan-SaaS-

Theo định nghĩa trên, những điểm mấu chốt để nhận biết một phần mềm được xây dựng trên nền tảng SaaS là:

  1. Nơi chạy ứng dụng (tại máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ).
  2. Cách thức triển khai (thông qua các ứng dụng web).
  3. Cách thức truy cập (môi trường mạng Internet).

Ý tưởng của phần mềm quản lý phát triển trên nền tảng SaaS là chuyển giao trách nhiệm triển khai cũng như duy trì sản phẩm cho nhà cung cấp, giảm thiểu mức độ phức tạp và rủi ro cho khách hàng. Các doanh nghiệp không cần thiết phải mua sắm, quản lý phần cứng, chi phí bảo trì hệ thống, đó là công việc của nhà cung cấp dịch vụ. 

Với nhiều tính chất phù hợp với doanh nghiệp như chi phí chuyển đổi thấp, độ linh hoạt cao, SaaS ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đáng nói hơn là các nhà cung cấp SaaS hàng đầu hiện nay đều có bóng dáng tên tuổi của những ông lớn như Google Apps, Dropbox, Salesforce, Cisco WebEx, Concur, GoToMeeting,… Có thể thấy, SaaS sẽ chiếm lĩnh thị trường công nghệ phần mềm trong tương lai.