Uu-Nhuoc-Dien-Cua-Nen-Tang-SaaS-1-1.

Chào các bạn, ở bài viết trước, Halozend đã giới thiệu về những khái niệm cơ bản về phần mềm dịch vụ (SaaS). Để tiếp tục chuỗi các kiến thức cần thiết về công nghệ phần mềm này, Halozend sẽ đi sâu vào ưu nhược điểm của phần mềm quản lý trên nền tảng SaaS để bạn có cái nhìn rõ hơn, cũng như giải đáp được thắc mắc vì sao SaaS sẽ chiếm lĩnh thị trường công nghệ phần mềm trong tương lai. 

Cùng tìm hiểu nhé!

1. Ưu điểm của phần mềm quản lý được xây dựng trên nền tảng SaaS:

SaaS trở thành nền tảng rất được ưa chuộng vì nó có nhiều lợi thế:

  • Mở rộng quy mô dễ dàng: 

Uu-Nhuoc-Dien-Cua-Nen-Tang-SaaS-3

Một trong những ưu điểm lớn của dữ liệu đám mây nói chung và SaaS nói riêng là khả năng mở rộng. Các doanh nghiệp nằm trong quy trình chuyển đổi từ mô hình khách chủ (client-server) truyền thống sao kiến trúc đa tầng (multi-tiered architectures) có thể đạt được những chức năng mạnh mẽ hơn, hiệu suất tốt hơn, tính ổn định và mức độ bảo mật cũng được nâng cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng hoặc bạn đang có dự định mở rộng quy mô trong tương lai.

  • Tiết kiệm chi phí: 

Không cần một máy tính có cấu hình mạnh, không đòi hỏi hệ điều hành của bạn Window hay Mac, không hạn chế số máy sử dụng, không chiếm dung lượng bộ nhớ, không cần cài đặt hay chạy các phần mềm trên hệ thống của doanh nghiệp (tiết kiệm khoản phí liên quan tới việc mua giấy phép phần mềm).

SaaS chỉ yêu cầu một máy tính cấu hình vừa đủ để chạy. Trong quá trình sử dụng, mô hình SaaS không đòi hỏi bạn phải trả thêm phí hỗ trợ và bảo trì định kỳ. SaaS sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư về mặt Công nghệ.

  • Khả năng Update:

Uu-Nhuoc-Dien-Cua-Nen-Tang-SaaS-4

Nhà cung cấp SaaS luôn thường xuyên tự động cập nhật phần mềm, bao gồm cả việc tối ưu các tính năng cũ và bổ sung thêm các tính năng cao cấp hơn.

Với việc phần mềm lưu trữ trên máy chủ, nâng cấp được diễn ra một cách tập trung. Nói cách khác SaaS có thể dễ dàng bảo trì với phiên bản phần mềm mới nhất bất cứ lúc nào. Từ việc đảm bảo hệ thống máy chủ chạy tốt, duy trì bảo mật đến fix các bugs phát sinh,… đều được nhà cung cấp chịu trách nhiệm, và đương nhiên bạn sẽ luôn được phục vụ tốt nhất từ phía nhà cung cấp.

  • Triển khai nhanh:

Phần mềm không phải cài đặt và cấu hình trên các máy riêng lẻ, việc triển khai với SaaS trở nên nhanh hơn.

  • Khả năng truy cập:

SaaS triển khai dịch vụ qua internet nên người dùng dễ dàng truy cập phần mềm từ bất kỳ thiết bị và trình duyệt nào có kết nối internet. Bạn có thể ngồi bất cứ đâu, tại bất cứ thời gian nào, chỉ cần thực hiện thao tác đăng nhập đơn giản và sử dụng các tính năng không giới hạn. 

  • Saas có khả năng tích hợp cực kỳ lớn:

Uu-Nhuoc-Dien-Cua-Nen-Tang-SaaS-1

Các phần mềm SaaS hiện nay đều được tối ưu hệ thống API – giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau. Đó chính là cơ hội để bạn và doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn với các công nghệ mới ngay trên chính hệ thống hiện tại của mình. 

2. Hạn chế của SaaS

Không có giải pháp công nghệ nào là hoàn hảo, và mô hình SaaS cũng vậy. Những vấn đề này không hẳn là nhược điểm mà đôi khi chỉ là những yêu cầu bắt buộc đối với người dùng. Dưới đây là một số điểm đang được các nhà cung cấp SaaS hoàn thiện:

  • Yêu cầu bắt buộc về kết nối Internet:

Uu-Nhuoc-Dien-Cua-Nen-Tang-SaaS-2

Để sử dụng các phần mềm được xây dựng trên nền tảng SaaS, người dùng bắt buộc phải kết nối internet. Tuy nhiên, đối với những thời điểm người dùng bị ngắt kết nối hoặc internet ngừng hoạt động thì SaaS cũng sẽ không khả dụng. 

  • Vấn đề với những phiên bản:

SaaS hỗ trợ tất cả người dùng để có thể sở hữu phiên bản phần mềm mới nhất, tuy nhiên, với một số lý do khác nhau tính năng update này cũng có thể mang lại sự bất tiện. Đó là khi bạn có thể thấy bỡ ngỡ với các thay đổi trong giao diện hay những tính năng nâng cao của phần mềm.

Bất cứ nền tảng nào rồi cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, như các bạn đã thấy, so với những ưu điểm mà SaaS mang lại thì những nhược điểm kia gần như là không đáng kể phải không nào?

Trước những ưu điểm, phần mềm quản lý Halozend ra đời là nền tảng SaaS đầu tiên tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp. Phần mềm ra đời giải quyết trọn vẹn bài toán, mỗi ứng dụng được phát triển một cách độc lập nhưng vẫn có thể trao đổi tự do dữ liệu trên một nền tảng chung. 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG HALOZEND TẠI ĐÂY