Các phần mềm quản lý giúp quá trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu hơn. Nhờ các phần mềm, nhà lãnh đạo có thể nắm bắt hiệu quả từng khâu hoạt động của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thường đặt ra nhiều mục tiêu, kể cả dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn. Những phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả hơn quá trình thực hiện các mục tiêu này. Từ đó, các nhà quản lý sẽ có thể theo dõi chi thiết, không bỏ sót bất kỳ mục tiêu nào.
Nhu cầu về các phần mềm quản lý doanh nghiệp là thiết thực
Nếu không có sự giúp sức của các phần mềm quản lý doanh nghiệp, việc thực hiện truyền tin giữa các bộ phận khó có thể thông suốt và hiệu quả, đơn cử là:
- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý không thể nắm bắt nhanh chóng và kịp thời số lượng hàng hóa nhập, xuất kho, mức lãi lỗ trong doanh nghiệp. Vì vậy, không thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và phù hợp.
- Việc tập hợp thông tin và lập báo cáo cần được thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian.
- Các bộ phận không có sự gắn kết với nhau, tạo rào cản trong việc hợp tác và tiến tới mục tiêu chung.
Đó là những khó khăn mà doanh nghiệp có thể khắc phục bằng một phần mềm quản lý.
Top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tốt nhất
Top 1: Phần mềm quản lý doanh nghiệp Halozend CRM
Đây là phần mềm rất được các hộ kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa yêu thích. Với phần mềm này, bạn có thể quản lý mọi mặt của doanh nghiệp, từ tiền lương, nhân sự, cho đến kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp một số quản lý nâng cao theo từng dự án, giúp doanh nghiệp có thể tập trung tối đa nguồn lực để đi đến cái đích cuối cùng hiệu quả và nhanh chóng.
Ưu điểm của phần mềm
- Chấm dứt hoàn toàn cái sai sót trong xử lý dữ liệu: Thông tin giữa các phòng ban sẽ được liên thông với nhau tạo thành một quy trình thống nhất. Do vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian nhập liệu. Tiết kiệm thời gian tính toán và lập báo cáo.
- Có thể quản lý doanh nghiệp mọi lúc thông qua điện toán đám mây: Dữ liệu sẽ được cập nhật theo thời gian thực. Nếu không thể đến công ty làm việc, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động thông qua các số liệu được cập nhật tại điện toán đám mây.
- Chức năng đa dạng, bao quát mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Phần mềm được kết nối trực tiếp với hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu suất làm việc.
Halozend CRM cung cấp nhiều gói sản phẩm với giá thành khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với khả năng tài chính.
Top 2: Phần mềm Microsoft Dynamic
Đây là một trong những phần mềm đa dụng, giúp bạn quản lý thông suốt từ không quản lý, sản xuất, bán hàng, đến marketing. Thêm vào đó còn giúp bạn vận hành và xử lý các số liệu tài chính hiệu quả.
Dữ liệu tại Microsoft Dynamic sẽ được đồng bộ trên đám mây điện tử, giúp bạn dễ dàng kiểm soát công việc từ xa. Cách tính chi phí tại Microsoft Dynamic khá khác biệt, dựa trên số lượng người dùng/tháng.
Top 3: Phần mềm Oracle
Quản lý bao quát từ tài chính, nhân lực, cho đến phân phối và sản xuất. Đây là phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất lượng hoặc chuỗi cung ứng, với các module sản xuất, phân phối trực quan.
Top 4: SAP Business One
Phần mềm này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, phân phối và bán lẻ. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được lượng hàng tồn kho, lượng nhập kho, xuất kho,… từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất thông minh.
Top 5: Phần mềm quản lý doanh nghiệp OpenBravo
Hiện nay đã có đến 6.000 cá nhân, tổ chức sử dụng OpenBravo như công cụ chính trong quản lý doanh nghiệp. Phần mềm này khá nhẹ và có thể hoạt động tốt trên mọi nền tảng. Một điểm cộng lớn cho OpenBravo là giao diện rất trực quan, logic, giúp bạn dễ dàng thích nghi và điều hành doanh nghiệp một cách mau chóng.