7 bài học về quản lý nhân sự tư duy từ luật chơi của bộ cờ Tướng và cờ Vua.

Người càng lớn tuổi đa số đều thích chơi cờ! không chỉ đơn giản là để phân biệt người thắng kẻ thua, mà chơi cờ là để tư duy, để tính toán đường đi nước bước của từng quân cờ của mình cũng như đối phương và qua những quân cờ đó ta nghiệm ra những bài học đáng để học hỏi.

Bộ cờ Tướng và bộ cờ Vua là 2 bộ cờ đều rất quen thuộc với người Việt Nam, cả 2 bộ cờ đều có 32 quân cờ và được chia làm 2 phe để chiến đấu. Bộ cờ Vua được đại diện cho văn hóa phương Tây, còn cờ Tướng đại diện cho văn hóa phương Đông, Vậy 2 bộ cờ này có gì khác biệt?? và chơi cờ thì liên quan gì đến tư duy về nhân sự??

Xem thêm:  5 CUỐN SÁCH VỀ BÁN HÀNG THAY ĐỔI DOANH SỐ CỦA BẠN

Đầu tiên là bài học về tư duy về lãnh đạo.

Trong bộ cờ Tướng, Vua chỉ đi lại loanh quanh trong một không gian hẹp, hạn chế, luôn phải có hai quân sĩ để bảo vệ hai bên. Hình ảnh này đại diện cho ban lãnh đạo hèn nhát, quan liêu và vô dụng, ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón.

Trong bộ cờ Vua, Vua đóng vai trò là một leader(Quản lý), luôn luôn chủ động được trong mọi công việc, đủ mọi quyền lực tự mình đi khắp bàn cờ, tham gia chiến đấu mà không cần vệ sĩ kế bên.

7 bi quyet quan ly nhan su

7 Bài Học Về Quản Lý Nhân Sự – Tư Duy Quản Lý Nhân Sự Qua Bộ Cờ Vua

Xem thêm: 4 kỹ năng cần phải có của một nhà lãnh đạo – người quản lý

Thứ hai là bài học về tư duy cách dùng người thế nào cho hiệu quả.

Quân cờ Tốt trong 2 bộ cờ Tướng và bộ cờ Vua đều là những quân cờ đại diện cho vị trí thấp nhất trong xã hội, đi trước để hy sinh trước, làm bia đỡ đạn, tiền đề cho những kế hoạch của lãnh đạo phía sau.

Dù là chung một nhiệm vụ, chức năng, khi quân cờ Tốt trong bộ cờ Tướng vượt qua nguy hiểm, vượt sang sông giết địch, tiến lên đi đến cuối đường của quân địch thì nó thành vô dụng, không còn khả năng làm được gì nữa và chỉ chờ chết. Điều này cho thấyi tư duy “vắt chanh bỏ vỏ”, thí mạng để đạt được kế hoạch cuối cùng của lãnh đạo. Bởi thế lãnh đạo có lỗi thường lại đem nhân viên ra đỡ đạn.

Khác với bộ cờ Tướng, quân cờ Tốt trong bộ cờ Vua sau khi đã chiến đấu hết mình xông pha đi đến tận cùng đất địch thì được tôn vinh công trạng và được phần thưởng xứng đáng là được thăng quyền trở thành bất kỳ quân cờ nào có quyền hạn cao hơn, trừ vua. Hình ảnh này thường được thấy trong các môi trường công ty, tập đoàn có tinh thần nhân văn, coi trọng, ghi nhận năng lực của con người. Lãnh đạo là những nhân viên đi từ cấp bậc thấp nhất đi lên, trải qua nhiều quá trình phấn đấu, chứng minh năng lực, lăn xả bám trụ cùng công ty và được công ty ghi nhận.

Thứ ba là bài học về tư duy chủ động.

Trong bộ cờ Tướng, quân cờ Tượng thì không được qua sông, quân cờ Pháo thì cần ngòi mới ăn được quân cờ đối phương, mã cũng bị cản trong một số trường hợp nhất định, thường được thể hiện ở hình ảnh các nhân viên dù muốn đạt được mục tiêu đến mấy, cố gắng đến mấy cuối cùng vẫn bị bó buộc bởi những rào cản, quy chế và tư duy hạn hẹp của người lãnh đạo.

Còn ngược lại, Trong bộ cờ Vua, quân cờ Mã không bị cản, quân cờ Tượng đi hết tất cả bàn cờ, quân cờ Xe và quân cờ Hậu tung hoành ngang dọc. Rõ ràng là trong bộ cờ Vua, các quân cờ có khả năng linh hoạt, chủ động và tự do hơn, ít bị gò bó như trong bộ cờ Tướng.

Thứ tư là bài học về tư duy hỗ trợ.

Trong bộ cờ tướng, chỉ có 2 quân cờ Tốt may mắn được đứng trước con xe là có sự bảo vệ của cấp lãnh đạo ngay từ đầu, còn các con tốt còn lại đều ở trong tình trạng nguy hiểm, không được bảo vệ bởi những quân tướng lãnh đạo phía sau.

Trong bộ cờ Vua, tất cả quân cờ Tốt đều được bảo vệ và hỗ trợ bởi các quân tướng lãnh từ phía sau. Không con nào bị nguy hiểm hơn con nào, thể hiện sự công bằng, bình đẳng. Nhờ đó quân cờ Tốt trong bộ  cờ Vua có thể tự tin xông pha lên phía trước không chỉ 1 mà 2 ô vì luôn tin rằng khi mình xông pha vì mục tiêu chung thì phía sau luôn có cấp trên ủng hộ.

Thứ năm là bài học về tư duy bình đẳng – tôn trọng người tài.

Trong bộ cờ Tướng, đứng cạnh vua là 2 quân cờ Sĩ, cực kì vô dụng chỉ biết quanh quẩn quân cờ Tướng để bảo vệ, hình ảnh này đại diện cho loại người nịnh nọt lãnh đạo, không có tài nhưng lại được lãnh đạo cho ở gần bên cạnh (liên tưởng tới hình ảnh thời xưa cạnh các vị hoàng đế là thái giám, công công).

7 bi quyet quan ly nhan su2

7 Bài Học Về Quản Lý Nhân Sự – Tư Duy Quản Lý Nhân Sự Qua Bộ Cờ Tướng

Còn trong bộ cờ Vua, đứng cạnh quân cờ Vua là quân cờ Hậu, đây là quân cờ có sức mạnh lớn nhất bàn cờ, quân Hậu được đi dọc, đi ngang, đi chéo đều được. Điều đó thể hiện sự trân trọng thực lực, đánh giá đúng vai trò và tài năng của người tài giỏi trong tập thể. Và người có năng lực cao nhất thì được ở gần lãnh đạo nhất.

Thứ sáu là bài học về tư duy trao quyền.

Không phải ai chơi cờ Vua cũng biết về luật “Nhập thành”. Khi nhập thành, quân cờ Vua sẽ rời khỏi vị trí của mình và di chuyển qua 2 ô về phía quân cờ xe để tham gia nhập thành, và sau đó di chuyển quân xe tới ô mà quân vua vừa di chuyển qua nằm ngay bên cạnh quân cờ Vua. Điều này thể hiện tư duy trao quyền, tin tưởng giao trọng trách cho cấp dưới mình cùng chung tay gánh vác nhiệm vụ.

Thứ bảy và rất đặc biệt là bài học về tư duy tôn trọng nữ quyền.

Chỉ trong cờ Vua mới có quân cờ Hậu, là quân cờ được đại diện cho phái nữ, và cũng là quân cờ có năng lực mạnh nhất. Điều này thể hiện sự tôn trọng khả năng của người phụ nữ. Khi đã thực tài thì vẫn có thể đảm nhiệm những trọng trách quan trọng trong xã hội.

LƯU Ý: Bài viết này chỉ phân tích để chúng ta học hỏi và hiểu được cách quản lý nhân sự và việc sử dụng nhân sự hiệu quả thế nào từ góc độ là nhà quản lý. Không có ý chê bộ cờ nào hay hơn bộ cờ nào. Vì mỗi bộ cờ có những quy tắc, luật lệ riêng.

Nguồn từ Group: Quản Trị và Khởi Nghiệp

Các bài viết liên quan:

Đào tạo và huấn luyện nhân viên – Tại sao cần huấn luyện nhân viên?

Những tố chất của người lãnh đạo.