CÂU CHUYỆN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN: “LÀM TỚI ĐI ANH, ĐỪNG ĐỂ EM CHỜ”

untitled 4 cb4df

Hôm bữa, đứa bạn rủ ra cà phê tâm sự việc quản lý.Nó than thở cứ mỗi đợt lễ hay tết xong nhân viên nó lại xin nghỉ một mớ. Thế thì phải tìm thêm người vào làm cho xong việc.

– Bây giờ việc tuyển dụng thật sự khó quá! tìm được người nào có kinh nghiệm, làm được việc đã khó, còn chuyện giữ chân nhân viên đó làm việc lâu dài cho mình còn khó hơn.

– Còn tuyển dụng rồi đào tạo cho người mới, người chưa biết gì. Đào tạo, huấn luyện đã đời được 1 thời gian rồi cũng bay mất, mang chính những kinh nghiệm, kỹ năng, bí kíp mình tốn công tốn sức đã đạo tạo cho đi làm cho công ty đối thủ, Nói xong thì thở dài môt hơi.

Tìm hiểu nguyên nhân ra là đứa thì lương thưởng thấp, đứa thì công việc áp lực… đủ mọi lý do, rồi cuối cùng thì “người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”, thật là đắng… lòng.

Tôi hỏi:

– Thế ông không có chế độ khen thưởng hay động viên cho nhân viên của ông à? Mà để bị nói thế?

Thì nó đáp ngay một loạt tất cả, đấy đã có barem thưởng hẳn hoi, Thành tích, doanh thu cuối tháng cứ đưa ra chiếu theo barem đó mà thưởng thôi.

tao dong luc cho nhan vien

Tạo động lực cho nhân viên

Tôi gật gù rồi nói thẳng luôn.

– À, tụi nó đi là đúng rồi chứ còn gì, ông áp dụng chế độ thưởng phạt một cách máy móc quá.

Cái thời mà chúng ta hô hào những câu khẩu hiệu sáo rỗng “Em cứ làm đi, cứ hy sinh đi, cứ cống hiến đi, làm vì đam mê đi.” vì nó không có ích lợi gì cả. Ông không thể sống chỉ “bằng niềm tin” và “đam mê” được, ông hít không khí để sống qua ngày được không? Nhân viên tụi nó cũng thế.

Ông cứ tin tôi đi, Nếu ông không thay đổi thì nhân viên ông từ từ cũng ra đi thôi! Nhất là những đứa giỏi, sau đó là rồi những đừa làm lâu, cả những đứa bình thường cũng vậy. Trừ những đứa yếu kém chưa có kinh nghiệp thì ở lại cho ông đào tạo và chờ ngày xuống núi thôi.

Nghe tôi nói thế thì thằng bạn lỡ ngỡ hỏi: Vậy giờ tôi phải làm sao?

– Ông cứ Bình tĩnh, có phải là từ trước tới giờ, lúc nào khen thưởng nhân viên, cũng phải trải qua 3 bước: GHI NHẬN thành tích rồi mới ĐỘNG VIÊN nhân viên để nó có ĐỘNG LỰC, đúng không?

– Ờ, đúng, đúng rồi! – Nó gật gù tán thành. Chứ không lẽ nó không có thành tích gì về, không làm được gì tôi cũng phải thưởng? Tôi đâu có dư tiền.

– Hiểu rồi! ý tôi nói vấn đề là cái mô hình khen thưởng của ông á! Nó còn thiếu. Thiếu là thiếu cái tính linh hoạt khi thực thi. Sự ghi nhận của ông, nếu muốn hiệu quả, phải đủ 3 điều kiện này: Kịp thời – Chân thành và Thực tế. Nếu ông cứ làm theo barem ông đưa ra, chỉ khen thưởng cho đúng vai trò và trách nhiệm của một người quản lý, chứ nó không có sự “Chân thành” và càng không thể đáp ứng được yếu tố “Kịp thời”.

Ông nên nhớ là ghi nhận luôn đi kèm với khích lệ (động viên) và từ động viên thì ông sẽ tạo ra động lực. Ông đừng đợi đến tháng mới tổng hợp, ghi nhận thưởng, động viên mà hãy theo dõi, gần gũi và động viên thường xuyên vào.

>> Đó là 2 bí kíp đầu tiên: Sự kịp thời mới giúp ông thể hiện được sự chân thành.

Nó hỏi tiếp:

– Ghi nhận kịp thời thì mới thể hiện được sự chân thành. Vậy còn Thực tế là sao?

Tôi bảo:

– Cà phê chầu này ông trả nha, tôi đâu có chia sẻ miễn phí. Cái đó là thực tế.

– OK luôn, cà phê có 15k/ly, ông uống no luôn cũng được.

Nói xong mới thấy mình bị hố, cà phê cóc mà, thế thì lời cho nó quá rồi còn gì, nhưng thôi, đã nói ra rồi, không rút lại được. Nên tôi đáp:

– Thực tế ở đây là ông xem coi nhân viên của ông thích cái gì? Thưởng cho nó cái đó.

Ví dụ: Nó cần tiền cứ thưởng nó tiền. Không cần nhiều, lâu lâu vài trục, một trăm gì đó cà phê này nọ ròi khen nó: Anh thấy chú mày làm việc năng nổ, anh thích nên anh thưởng nóng. Tự khắc nó sẽ khác. Hoặc con bé nhân viên nó thích cái khác, nhiều khi nó không cần tiền đâu, mà nó cần thứ khác cơ thế ông cứ đáp ứng cho nó, thỏa mãn nó là được.

Nhìn thằng bạn tôi toát mồ hôi:

– Tôi có vợ rồi ông ạ, thương vợ thương con lắm, ông đừng có mà dụ tôi vào con đường tội lỗi.

– Nghĩ đi đâu thế? Ý của tôi là: ông nên tâm lý một chút. Con gái, phự nữ đứa nào chẳng thích làm đẹp: Lâu lâu cho nó cây son, cái kẹp tóc thì đứa nào chẳng thích. Còn cái món đắt tiền thì treo thưởng đấy khi nào tụi nó làm tốt mấy vụ khó thì cứ thưởng thôi. Ấy là còn chưa nói tới dùng smartphone để khen thưởng nữa. Chiêu này hấp dẫn hơn nhiều.

Nó hỏi:

– Khen thưởng bằng smartphone? Tặng nguyên cái điện thoại hả? Tao sang như vậy từ khi nào vậy??

– Không có, ông bà từ xưa giờ có câu “Lời nói gió bay”. Ông nói khen nó thì nó nghe sướng tai lúc đó thôi, nó đâu có đưa đi khoe với người nh, bạn bè hay người yêu nó được. Email thì lại càng không. Đặc thù công ty ông lại yêu cầu tính bảo mật cao nữa, chơi mail nội bộ không mà.

Thằng bạn hỏi ngay: Thế tôi phải làm sao??

– Ông nên khen nó bằng tin nhắn đi. Nhắn mấy câu như “Ngày hôm nay em làm rất tốt, anh rất hài lòng về biểu hiện của em. Cố gắng hơn nữa em nhé. Sếp dễ thương của em” v.v… các kiểu. Thề với ông luôn chứ tụi nó mà vác điện thoại te te đi đi khoe khắp làng khắp xóm tôi thua lại ông trầu cà phê này. Ông có  1 mũi tên mà bắn trúng mấy con chim cùng lúc.

Thằng bạn mắt tròn há mồm ngơ ngác:

– Chim gì ở đây mà tới mấy con?

– Đây, để tôi nói cho ông hiểu rõ nhá.

Con thứ nhất này: Ông khen thưởng nó hiệu quả này, động viên tinh thần cho nó ngay lúc đó luôn nè. Có chuẩn không??

Con thứ hai đây: Tụi nhân viên của ông á, tui dám cá luôn, tụi nó chẳng bao giờ nỡ xóa cái tin nhắn đó, tin nhắn sếp khen cơ mà, quý hóa lắm. Nó lưu lại tới khi nào cái điện thoại hư hay mất thì thôi. Chưa kể lâu lâu nó buồn thì nó lấy ra xem lại, tự có động lực làm việc tiếp. Ông khỏi mất công khen đi khen lại nhiều lần.

Con thứ ba là như vầy: Ông vừa tự PR cho tụi nó và vừa PR cho bản thân ông. Khi tụi nó cầm điện thoại đi khoe: “Sếp tao khen tao này.” Thế là bao nhiêu đứa chum đầu vô hỏi: “Đâu đâu? sếp mày dễ thương vậy? Tâm lý vậy luôn hả? Ổng có còn tuyển người không tao vào làm với.” Thế là trúng mấy con cùng lúc còn gì.

>>> Bí kíp thứ ba: Động viên khen thưởng phải Thực tế, phải sáng tạo, linh hoạt, đừng có suốt ngày theo barem, đừng có máy móc quá, nó thành hình thức, chán lắm.

*** Nên tóm lại, trong việc động viên nhân viên, để đảm bảo 3 tiêu chí: Kịp thời – Chân thành và Thực tế, thì ông nhớ giùm tôi khẩu quyết võ công 8 chữ thôi:

<<LÀM TỚI ĐI ANH, ĐỪNG ĐỂ EM CHỜ>>.

 

Nguồn từ nhóm: Quản Trị và Khởi Nghiệp

Các bài viết liên quan:

Cần phải chuẩn bị những gì để trở thành người quản lý giỏi