faMục đích cuối cùng của bán hàng là làm sao khiến khách hàng trả tiền để mua sản phẩm của mình, để dẫn đến kết quả đó cần phải trải qua một giai đoạn không hề ngắn và đơn giản từ làm quen đến thuyết phục khách. Nhưng thực tế những nhân viên kinh doanh kỹ năng kém hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm lại hay bị “rớt sale” ngay ở bước cuối cùng này. Sau khi đã tham khảo và tổng hợp, chúng tôi quyết định chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm chốt sale hiệu quả hơn trong bài viết dưới đây.
1. Luôn ghi nhớ mục đích của mình
Khi đến gặp khách hàng, bạn phải giới thiệu bản thân và sản phẩm của mình, sau đó tư vấn và thuyết phúc khách hàng mua, quá trình này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi rất nhiều yếu tố quan trọng.
Bạn phải am hiểu về tất cả tính năng của sản phẩm, có duyên nói chuyện, khéo léo trong cách ứng xử. Đó là còn chưa kể những ý kiến của khách hàng, nếu gặp phải người khó tính chắc chắn bạn sẽ nhận được câu hỏi tréo ngoe, dở khóc dở cười. Chính vì không dễ dàng nên đôi khi bạn bị làm cho cuống lên, dẫn tới việc quên mất mục đích của mình, là chốt sale.
Thế nên khi đi tư vấn cho khách bạn phải luôn đinh ninh rằng mình đến đây để bán hàng, phải làm sao cho khách kí hợp đồng và mua sản phẩm của mình. Trong tất cả chủ đề nói chuyện hãy khéo léo dẫn dắt khách hàng về ý định này.
2. Kinh nghiệm chốt sale là hãy cho khách hàng biết trước giá
Nhiều người thường cho rằng cứ úp mở về giá thì có thể “dắt mũi” được khách hàng. Nhưng thực tế một khi liên quan đến tiền thì chẳng ai “ngu” cả, dù sản phẩm có tốt thế nào nhưng giá cả vẫn là thứ họ quan tâm nhất.
Để có thể thuận lợi chốt sale thì tốt hơn hết bạn hãy báo giá trước cho khách hàng, để họ tham khảo kĩ lưỡng.
Ngoài lý do minh bạch thì nhờ báo giá bạn sẽ biết được phản ứng của khách. Họ chê đắt hay cho rằng giá đó chưa hợp lý để khi đến thuyết phục bạn sẽ có đối sách phù hợp.
3. Luôn hướng tới chốt sale
Sau khi tham khảo kinh nghiệm chốt sale của nhiều người chúng tôi đã rút ra một điều là, hãy chốt sale bất kỳ lúc nào có thể. Nghĩa là bạn không nhất thiết phải đợi đến khi thực hiện hết quy trình bán hàng mới chốt sale. Mà có thể ngay ở khâu quảng cáo bạn cũng có thể bán được hàng ngay rồi.
Luôn gợi ý cho khách nên mua sản phẩm ngay từ bây giờ. Bạn nên khéo léo lồng ghép chứ đừng quá sỗ sàng khiến khách cảm thấy như mình đang bị bắt ép vậy. Bạn có thể thêm lời kêu gọi vào những chương trình quảng cáo, giới hạn thời gian và số lượng hưởng ưu đãi.
4. Khéo léo xử lý lời từ chối
Có bốn lý do khách hàng từ chối mua sản phẩm của của bạn: tiền bạc, thời gian, sự trì hoãn và chính sản phẩm đó. Việc của bạn chính là làm sao để xử lý những lời từ chối ấy, biến không thành có, biến đắn đo của khách hàng thành quyết định.
Muốn làm được vậy bạn cần linh hoạt trong cách nói chuyện, tránh nặng tìm nhẹ. Sử dụng những ưu điểm của chính sách công ty và sự ưu việt trong sản phẩm để làm mờ đi lý do khách hàng muốn từ chối.
5. Dùng lời giới thiệu để tăng uy tín
Đôi khi bạn bị “rớt sale” không phải bởi kĩ năng của bạn chưa đạt mà vì bạn chưa có đủ uy tín. Khách hàng thường không tin tưởng vào những người trẻ tuổi hay chưa có tiếng tăm gì, họ lo ngại mình bị lừa đảo. Trong những trường hợp này hãy dùng lời giới thiệu để tăng uy tín.
Đó có thể là một cuộc gọi hay tấm card visit của quản lý bạn, hay là lời giới thiệu từ bạn bè của khách hàng. Hãy cho khách hàng biết họ đang làm việc với bên chuyên nghiệp, không lo lừa đảo.
Xem thêm nhiều thông tin về lĩnh vực kinh doanh tại: Blog Kinh Doanh của halozendsoft.com